I. Card đồ họa và nguyên lí làm việc
Thực ra trong những năm gần đây khi mà cái giá của card đồ họa đang gần với tới túi tiền của người VN hơn thì nó cũng là một vấn đề được người ta qua tâm khá nhiều khi mua một cái máy tính. Và cũng như chipset, nó chẳng khác gì một ma trận, trừ phi bạn là một người cực kì am hiểu công nghệ.
Hiện có loại card đồ họa tích hợp vào mainboard (on-board) và loại gắn rời. Xét về khả năng làm việc thì loại thứ nhất kém cạnh hơn khá nhiều. Đôi khi chúng ta không thấy được điều này, nhưng nếu thử nghiệm với những game như F.E.A.R hay Need for Speed thì bạn sẽ nhận ra ngay. Chúng ta sẽ cùng xem xét nguyên lí làm việc và phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại này.
Nguyên lí làm việc chung
Các hình ảnh mà chúng ta tháy được trên màn hình bao gồm rất nhiều điểm ảnh tạo thành, gọi là pixel. Các màn hình máy tính hiện nay có trên 1 triệu điểm ảnh (một số thiết lập cơ bản mà bạn thường thấy là 1024×768, 1280×1024) .Máy tính (cụ thể hơn là CPU) sẽ quyết định việc hiển thị từng điểm ảnh, sao cho nó có thể hiển thị được hình ảnh như mong muốn. Để làm được việc này, nó phải chuyển các dữ liệu nhị phân từ CPU và đưa chúng lên màn hình, thông qua một bộ chuyển đổi. Khi người dùng kích hoạt một chức năng đồ họa nào đó, CPU sẽ gửi những tập lệnh đến card đồ họa, quyết định những pixel nào sẽ được dùng. Sau đó, chuyển thành tín hiệu thông qua dây cáp đến màn hình.
Với những dữ liệu nhị phân thì quá trình trên diễn ra khá đơn giản. Càng ngày sự phát triển của đồ họa càng mạnh mẽ và điều đó cũng làm CPU phải mệt mỏi hơn. Card đồ họa cũng không làm việc đơn giản như trước nữa. Để xử lí được những hình ảnh 3D (three – dimensional),nó cần tạo ra một khung điện từ, quét hình ảnh và sau đó thêm vào ánh sáng, màu sắc. Nó phải thực hiện lặp đi lặp lại công việc này 60 lần/giây. Nếu không được hỗ trợ bởi card đồ họa, CPU sẽ không sử lí kịp. ĐIều đó dẫn tới hình ảnh bị vỡ, giật.
Card đồ họa phải cần đến sự hỗ trợ của mainboard, bộ xử lý, bộ nhớ và màn hình để có thể thực hiện việc xử lý các hình ảnh. Chúng cần được kết nối với mainboard để nhận dữ liệu và nguồn điện, sử dụng bộ xử lý để quyết định tất cả, dùng bộ nhớ như là một nơi lưu trữ tạm thời thông tin về các pixel trước khi chúng được hiển thị và cuối cùng màn hình là nơi chúng ta sẽ nhận được kết quả của quá trình xử lý trên.
Trước đây, chuẩn AGP là một chuẩn phổ biến trong giao tiếp giữa card màn hình với main-board. Sau khi PCI ra đời, và kế đó là PCI Express thì chuẩn này đã bị xếp xó. Hiện các bo mạch chủ đều hỗ trợ chuẩn PCI-E, chỉ khác nhau về phiên bản: 1.1, 2.0.
Về mặt cấu tạo, card đồ họa cũng giống như main-board, nó là một bản mạch điện tử, trên đó bao gồm bộ xử lí và bộ nhớ RAM. Ngoài ra nó còn có chip BIOS – nơi chứa các thông số cài đặt của card. Bộ xử lí của card còn có tên gọi là GPU (Graphis Processor Unit) cũng có giống như CPU, nhưng nó được thiết kế đặc biệt hơn để xử lí những phép toán hình học phức tạp dùng trong dựng hình ảnh. Đôi khi một GPU còn có nhiều Transitor hơn cả một CPU tầm trung. Đương nhiên là nó cũng phải được làm mát. Hai hãng lớn trong lĩnh vực sản xuất GPU là ATI và nVIDIA. Mỗi hãng đều đưa ra được những công nghệ riêng cho mình, và nói chung là rất khó để so sánh.
Trong quá trình tạo ảnh, GPU cần phải lưu giữ những thông tin về các pixel, hình ảnh trước khi hoàn thiện nó và đưa ra kết quả trên mành hình. Vì vậy nó cần đến bộ nhớ RAM của nó, đôi khi một số card còn dùng thêm cả bộ nhớ của máy tính. Sau đó, nó cần một bộ chuyển đổi từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự (DAC – Digital to Analog Converter), nó còn được gọi là RAMDAC, có nhiệm vụ chuyển đổi từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự, xuất kết quả ra màn hình. Để tăng khả năng xử lí hình ảnh, người ta không chỉ bố trí 1 RAMDAC mà có thể nhiều hơn.
Điều đó cũng giải thích tại sao card đồ họa on-board lại không thể tốt bằng loại gắn rời được. Với một nhu cầu như nghe nhạc, lướt web, soạn thảo văn bản thì card on-board là quá đủ. Nhưng bạn sẽ khó khăn hơn nếu gặp những tác vụ liên quan đến dựng hình 3D.
2. Chọn mua một card màn hình phù hợp – không dễ dàng chút nào.
Dù chúng ta đã hiểu vấn đề như thế, nhưng chuyện đi mua lại là vấn đề rất đau đầu. Nếu tiền bạc không là vấn đề đối với bạn, thì 1 chiếc card 1o triệu (VND) chắc chắn là tốt và cao cấp rồi. Nhưng tôi đang nói tới đại đa số. Công nghệ thì dường như thay đổi theo giờ. mà chúng ta thì lại không thể chạy theo được như thế. Dưới đây sẽ là những điều bạn cần lưu ý khi chọn mua một chiếc card màn hình phù hợp (về cả nhu cầu lần túi tiền):
- Bộ nhớ không nói được nhiều: Bạn muốn chơi game, bạn muốn xem phim HD… thì tất cả những ứng dụng này đều bắt buộc card đồ họa có một bộ nhớ lưu trữ lớn đề xử lí được chúng. Các loại card hiện nay thường chứa rất nhiều bộ nhớ RAM. Những người bán hàng thì luôn tìm cách moi tiền của bạn. Họ qua mặt bạn bằng việc đặt những chiếc card lỗi thời cạnh những chiếc mới nhất, nhưng lại có bộ nhớ RAM cao hơn.
- GPU mới là tất cả: Nó có thể được coi là trái tim của một chiếc card đồ họa. Khi mua card, bạn phải lưu ý thông số này. Hai hãng tốt nhất trong lãnh vực này là ATI và nVIDIA. Tuy nhiên, nếu cứ chăm chăm nhìn vào những card có dòng chữ nVIDIA GerForce hay ATI Radeon thì cũng không phải là điều hay. Những cái tên này có mặt trong tất cả các sản phẩ, tù cấp thấp đến cao cấp nhất. Bạn còn phải chú ý vàophần đuôi của tên card như: CT, GS, GTX, XT và XTX. Chúng quyết định khả năng đổ bóng và xung nhịp của card.
- Pipeline, đổ bóng và xung nhịp đồng hồ: Trước đây, bạn có thể nhìn vào xung nhịp và số pipeline (hiểu nôm na là ống dẫn lệnh đồ họa, càng nhiều pipeline hình ảnh sẽ càng mượt mà) và điểm ảnh của một card đồ họa để đánh giá sức mạnh của nó. Nhưng nay, ánh sáng và các hiệu ứng khác có thể tạo ra thông qua phần mềm đổ bóng để có thể có được kết quả tương đương với sử dụng các pipeline. Các GPU hiện tại đều có các bộ phận chuyên xử lý các vectơ phức tạp và các chương trình có thực hiện đổ bóng điểm. Trong tương lai, các bộ xử lý đổ bóng sẽ trở thành một bộ phận quan trọng trong các GPU đời mới. Gần đây nhất ATI cũng đã công bố số lượng các bộ xử lý đổ bóng trên mỗi pixel pipeline trong card Radeon X1900 XTX. Vào thời điểm hiện nay, bạn vẫn có thể đánh giá card đồ họa thông qua số pixel pipeline mà nó có. Các nhà sản xuất GPU cũng đưa ra pipeline cho vectơ nhưng với khả năng xử lý vectơ như hiện tại thì sẽ khó xảy ra hiện tượng thắt nút chai. Các card đồ họa cấp thấp thường có từ 4-8 pixel pipeline, card tầm trung có 8-12 và các card cao cấp sẽ có từ 16 pipeline trở lên. Xung nhịp nhanh hơn thì luôn tốt hơn, nhưng nếu phải chọn giữa số lượng pipeline hoặc tốc độ đồng hồ thì tốt hơn bạn nên chọn pipeline. Có 8 pipeline chạy ở tốc độ 400MHz sẽ tốt hơn nhiều chỉ có 4 pipeline chạy ở tốc độ 500MHz.
- Hỗ trợ phiên bản Directx mới nhất: Phiên bản mới của DirectX kết hợp chặt chẽ với bản Direct3D mới được thiết kế nhằm phân phối, tổ chức hợp lý các pipeline giúp chuyển bớt công việc sang GPU và giảm tải cho CPU. Nhưng mà bạn cũng không phải lo lắng lắm, vì hầu hết loại card hiện giờ đều hỗ trợ Directx 10.
- Lựa chọn một mức giá họp lí: Ở tầm giá từ 100 – 300 USD là một khung vừa phải, bạn có thẻ chọn một cái card hợp lí với giá tốt mà không phải băn khoăn quá nhiều. Đừng mong một cái giá thấp hơn nhé.
- Bộ nguồn của bạn có đủ tải? Các card đồ họa ngày càng mạnh mẽ hơn và cũng đồng nghĩa với việc tiêu thụ điện mạnh mẽ hơn. Các thông số khuyến cáo về bộ nguồn đều có ghi trên hộp đựng card. Và nói chung là bạn cần một bộ nguồn giá tốt với công suất thấp nhất là 550W.
- Đồ họa kép: Để có thể tận hưởng công nghệ này bạn cần có một mainboard, bộ nguồn (PSU), và cặp card đồ họa phù hợp. Cả nVIDIA và ATI đều đưa ra công nghệ đồ họa kép cho riêng mình. nVIDIA có SLI, còn ATI thì CrossFire.
- Mục đích mua card đồ họa: Chắc chắn rằng bạn là một gamer, hay một người làm phim, card đồ họa sẽ thực sự cần thiết đối với bạn. Còn nếu chỉ làm việc văn phòng,lướt web thì bạn nên tiết kiệm túi tiền đi là vừa.
Hoàng Hải
0 comments:
Đăng nhận xét