Qua bài trước chúng ta đã biết đến sự tồn tại của các biến và các hằng. Trong C++, để thao tác với chúng ta sử dụng các toán tử, đó là các từ khoá và các dấu không có trong bảng chữ cái nhưng lại có trên hầu hết các bàn phím trên thế giới. Hiểu biết về chúng là rất quan trọng vì đây là một trong những thành phần cơ bản của ngôn ngữ C++. Toán tử gán (=). Toán tử gán dùng để gán một giá trị nào đó cho một biến a = 5; gán giá trị nguyên 5 cho biến a. Vế trái bắt buộc phải là một biến còn vế phải có thể là bất kì hằng, biến hay kết quả của một biểu thức. Cần phải nhấn mạnh rằng toán tử gán luôn được thực hiện từ trái sang phải và không bao giờ đảo ngược a = b; gán giá trị của biến a bằng giá trị đang chứa trong biến b. Chú ý rằng chúng ta chỉ gán giá trị của b cho a và sự thay đổi của b sau đó sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của a. Một thuộc tính của toán tử gán trong C++ góp phần giúp nó vượt lên các ngôn ngữ lập trình khác là việc cho phép vế phải có thể chứa các phép gán khác. Ví dụ: a = 2 + (b = 5); tương đương với b = 5;
a = 2 + b; Vì vậy biểu thức sau cũng hợp lệ trong C++ a = b = c = 5; gán giá trị 5 cho cả ba biến a, b và c Các toán tử số học ( +, -, *, /, % ) Năm toán tử số học được hỗ trợ bởi ngôn ngữ là:
+ | cộng |
- | trừ |
* | nhân |
/ | chia |
% | lấy phần dư (trong phép chia) |
a -= 5; tương đương với a = a - 5;
a /= b; tương đương với a = a / b;
price *= units + 1; tương đương với price = price * (units + 1); và tương tự cho tất cả các toán tử khác. Tăng và giảm. Một ví dụ khác của việc tiết kiệm khi viết mã lệnh là toán tử tăng (++) và giảm (--). Chúng tăng hoặc giảm giá trị chứa trong một biến đi 1. Chúng tương đương với +=1 hoặc -=1. Vì vậy, các dòng sau là tương đương: a++;
a+=1;
a=a+1; Một tính chất của toán tử này là nó có thể là tiền tố hoặc hậu tố, có nghĩa là có thể viết trước tên biến (++a) hoặc sau (a++) và mặc dù trong hai biểu thức rất đơn giản đó nó có cùng ý nghĩa nhưng trong các thao tác khác khi mà kết quả của việc tăng hay giảm được sử dụng trong một biểu thức thì chúng có thể có một khác biệt quan trọng về ý nghĩa: Trong trường hợp toán tử được sử dụng như là một tiền tố (++a) giá trị được tăng trước khi biểu thức được tính và giá trị đã tăng được sử dụng trong biểu thức; trong trường hợp ngược lại (a++) giá trị trong biến a được tăng sau khi đã tính toán. Hãy chú ý sự khác biệt :
Ví dụ 1 | Ví dụ 2 |
B=3; A=++B; // A is 4, B is 4 | B=3; A=B++; // A is 3, B is 4 |
== | Bằng |
!= | Khác |
> | Lớn hơn |
< | Nhỏ hơn |
> = | Lớn hơn hoặc bằng |
< = | Nhỏ hơn hoặc bằng |
(7 == 5) | sẽ trả giá trị false |
(6 >= 6) | sẽ trả giá trị true |
(a*b >= c) | sẽ trả giá trị true. |
(b+4 < a*c) | sẽ trả giá trị false |
|
!(5 == 5) | trả về false vì biểu thức bên phải (5 == 5) có giá trịtrue. |
!(6 <= 4) | trả về true vì (6 <= 4)có giá trị false. |
!true | trả về false. |
!false | trả về true. |
Đối số thứ nhất a | Đối số thứ hai b | Kết quả a && b | Kết quả a || b |
true | true | true | true |
true | false | false | true |
false | true | false | true |
false | false | false | false |
( (5 == 5) || (3 > 6)) trả về true ( true || false ). Toán tử điều kiện ( ? ). Toán tử điều kiện tính toán một biểu thức và trả về một giá trị khác tuỳ thuộc vào biểu thức đó là đúng hay sai. Cấu trúc của nó như sau: condition ? result1 : result2 Nếu condition là true thì giá trị trả về sẽ là result1, nếu không giá trị trả về là result2.
7==5 ? 4 : 3 | trả về 3 vì 7 không bằng 5. |
7==5+2 ? 4 : 3 | trả về 4 vì 7 bằng 5+2. |
5>3 ? a : b | trả về a, vì 5 lớn hơn 3. |
a>b ? a : b | trả về giá trị lớn hơn, a hoặc b. |
toán tử | asm | Mô tả |
& | AND | Logical AND |
| | OR | Logical OR |
^ | XOR | Logical exclusive OR |
~ | NOT | Đảo ngược bit |
<< | SHL | Dịch bit sang trái |
>> | SHR | Dịch bit sang phải |
float f = 3.14;
i = (int) f; Đoạn mã trên chuyển số thập phân 3.14 sang một số nguyên (3). Ở đây, toán tử chuyển đổi kiểu là (int). Một cách khác để làm điều này trong C++ là sử dụng các constructors (ở một số sách thuật ngữ này được dịch là cấu tử nhưng tôi thấy nó có vẻ không xuôi tai lắm) thay vì dùng các toán tử : đặt trước biểu thức cần chuyển đổi kiểu tên kiểu mới và bao bọc biểu thức giữa một cặp ngoặc đơn. i = int ( f ); Cả hai cách chuyển đổi kiểu đều hợp lệ trong C++. Thêm vào đó ANSI-C++ còn có những toán tử chuyển đổi kiểu mới đặc trưng cho lập trình hướng đối tượng.
Thứ tự ưu tiên của các toán tử
Khi viết các biểu thức phức tạp với nhiều toán hạng các bạn có thể tự hỏi toán hạng nào được tính trước, toán hạng nào được tính sau. Ví dụ như trong biểu thức sau: a = 5 + 7 % 2 có thể có hai cách hiểu sau: a = 5 + (7 % 2) với kết quả là 6, hoặca = (5 + 7) % 2 với kết quả là 0 Câu trả lời đúng là biểu thức đầu tiên. Vì nguyên nhân nói trên, ngôn ngữ C++ đã thiết lập một thứ tự ưu tiên giữa các toán tử, không chỉ riêng các toán tử số học mà tất cả các toán tử có thể xuất hiện trong C++. Thứ tự ưu tiên của chúng được liệt kê trong bảng sau theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Thứ tự | Toán tử | Mô tả | Associativity |
1 | :: | scope | Trái |
2 | () [ ] -> . sizeof | Trái | |
3 | ++ -- | tăng/giảm | Phải |
~ | Đảo ngược bit | ||
! | NOT | ||
& * | Toán tử con trỏ | ||
(type) | Chuyển đổi kiểu | ||
+ - | Dương hoặc âm | ||
4 | * / % | Toán tử số học | Trái |
5 | + - | Toán tử số học | Trái |
6 | << >> | Dịch bit | Trái |
7 | < <= > >= | Toán tử quan hệ | Trái |
8 | == != | Toán tử quan hệ | Trái |
9 | & ^ | | Toán tử thao tác bit | Trái |
10 | && || | Toán tử logic | Trái |
11 | ?: | Toán tử điều kiện | Phải |
12 | = += -= *= /= %= >>= <<= &= ^= |= | Toán tử gán | Phải |
13 | , | Dấu phẩy | Trái |
Associativity định nghĩa trong trường hợp có một vài toán tử có cùng thứ tự ưu tiên thì cái nào sẽ được tính trước, toán tử ở phía xa nhất bên phải hay là xa nhất bên trái. Nếu bạn muốn viết một biểu thức phức tạp mà lại không chắc lắm về thứ tự ưu tiên của các toán tử thì nên sử dụng các ngoặc đơn. Các bạn nên thực hiện điều này vì nó sẽ giúp chương trình dễ đọc hơn
0 comments:
Đăng nhận xét