Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

// // Leave a Comment

Cuộc trò chuyện trên facebook


Tình cờ bắt gặp cuộc trò chuyện về phát triển nghề nghiệp và phát triển chuyên môn, của các bác đang nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài. Thấy hay quá nên mình mạo muội, post vào đây:

Nhìn lương thấy mê ly! Làm PhD "cày xì khói" mà cũng chỉ bằng nữa cái này! :) 

 Hoai-Tuong Nguyen Deadline: 22 March 2012
Lương qui định của Đức cao thật. Nhưng cái job này dính vào dễ tiêu chứ có ngon xơi đâu. Nhìn đặc tả và thông tin project thì có vẻ như họ cần thuê gấp developer chứ không hẳn là pre-doc ;) Project này đã run được hơn 1 năm rồi. Có vẻ như EU reviewers phàn nàn hoặc là bị thiếu hụt nhân sự nên mới thuê thêm gấp gáp thế chứ làm pre-doc mà từ giờ đến 2013 xong rồi không có project mới để tiếp nối là đi về trắng tay ;)

Bác Huy Tran có kinh nghiệm thật! Tay ngang như em nhìn vào khó mà nhận ra được! Nhân đây hỏi bác pre-doc có khác với pre-doc assisstant không? Em thấy họ mentionned là pre-doc assisstant.

Le Chi Hieu Tất cả dự án thường offer các công việc ở dạng Short Term Contracts. Thường lương cho short term contract khá cao. Trong các dự án của EU, đặc biệt là các Framework Programmes như FP6 và FP7, thì khi viết proposals, lương và budget estimation cho nhân lực của dự án cũng đã dự tính rồi, đa số chọn lương ở hệ research associate. Không chi cao cho lương của nhân viên, thì tiền còn lại cũng phải return cho EC thôi. Mỗi quốc gia ở EU có hệ số lương khác nhau. Ở Đức và các nước Bắc Âu là cao nhất, đặc biệt là ở Thụy Điển, một phần do thuế thu nhập của họ đánh khá cao. Ví dụ, khi tính lương tháng cho một person month ở Đức và Bắc Âu, thường thì khoảng 8K tới 10 K Euro cho một person month. Ở UK, nếu tuyển Research Associate hay Fellow ở Level 6-7, thì khoảng 5K tới 7K cho một person month. Các nước như Romania và Spain, thì họ tính khoảng 3K tới 4K cho một person month.
Ởi các dự án EU, khi có thành viên làm dự án chuyển việc, thì họ tuyển người mới vào làm thôi, quan trọng là Principle Investigator và Coordinator của dự án đảm bảo progress của dự án. Nhiều ĐH ở EU cho PI có nhiều quyền thực hiện và quản lý budget, nhiều khi tuyển sinh viên PhD làm cho dự án EU lại tốt và rẻ hơn là trả tiền cho mấy bác có bằng PhD.

 Le Chi Hieu Làm công việc giảng dạy và tư vấn ở UK, thường phải kiêm luôn công việc tư vấn phát triển nghề nghiệp cho sinh viên. Ở UK, hầu hết các trường Đại Học và Cao Đẳng (Higher Education Institution) đưa chương trình "Lập Kết Hoạch Phát Triển Cá Nhân", Personal Development Planning PDP, như là một môn học và chương trình bắt buộc cho sinh viên.

PDP - Personal Development Planning is defined as 'a structured and supported process undertaken by an individual to reflect upon their own learning, performance and/or achievement and to plan for their personal, educational and career development'.

EU và các nước trong khối EU nói riêng đang chuẩn hóa một chính sách về PDP cho sinh viên, như là một yêu cầu quan trọng cho phát triển kỹ năng và nghề nghiệp, bên cạnh tri thức và hiểu biết về chuyên môn mà sinh viên được giảng dạy.

Cũng vì liên quan tới giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn ở EU, nhất là trào lưu du học ở UK ngày càng tăng, nên nhiều khi cứ phải làm tư vấn về học hành cho sinh viên VN, đặc biệt là con cái, cháu chít của bạn bè và thân hữu.

Có một điều nhận ra rõ về sự khác biệt giữa quản điểm của người Việt Nam và EU, đó là quan niệm về phát triển chuyên môn (Professional Development) và phát triển nghề nghiệp (Career Development). Người VN mình thường nói về phát triển chuyên môn khi lựa chọn ngành học và công việc, ít khi nhìn nhận phát triển nghề nghiệp mới quan trọng. Khi mà khác về quan điểm và cách tiếp cận (phương pháp luận), thì thật khó khăn khi đưa ra các lời khuyên hay tư vấn. Tất nhiên là tư vấn thế nào để cho hiệu quả và xong việc là lại một việc khác...hehe.

Sở dĩ tôi dài dòng đưa ra các thông tin ở trên, cũng là vì khi tư vấn nghề nghiệp, đặc biệt là ở bậc PhD study và jobs ở EU, đa số người VN chỉ quan tâm tới nhiều tới MONEY. Nên nhớ là ở tư bản, long term career development với đích đến là permanent job là tiêu chí quan trọng nhất. Có việc làm - job, là có tất cả. Còn lương cao, thì thường là short term contract và risk lớn. Tất nhiên, càng giỏi, thì càng có lương cao, nhưng đây là một khía cạnh khác.

Có lẽ vì mưu sinh ở Việt Nam do luôn phải saving, cái gì cũng lệ thuộc vào saving, có nhiều mối lo toan hơn, do ít có nhiều phúc lợi xã hội tốt như ở Phương Tây (học hành cho con cái, môi trường, lương hưu, etc.), cho nên ai cũng phải nghĩ tới làm sao maximise được khối lượng tiền lương, và tiền lương và tổng thu nhập thường là tiêu chuẩn No1 để chọn việc. Nhưng nếu lương cao, tổng thu nhập cao, mà suốt ngày phải nghĩ tới đi xin việc, và mỗi khi chuyển việc, thì chi phí cận biên khá tốn kém, thì cần phải nghĩ dài hạn hơn, đặc biệt là các chi phí cơ hội và chi phí cận biên liên quan. Nhiều công việc, lương thấp, nhưng giúp cho CV tốt, cơ hội về lâu dài tốt, thì nên đầu tư và kiên trì một chút thì chắc chắn sẽ có sustainable development hơn.

Nếu ai học xong PhD hay làm PhD mà có cơ hội tham gia các dự án EU như FP7 projects và Marie Curie Actions, thì tương lại có permanent jobs về research và accademics rất tốt. Nếu trở thành Marie Curie research fellows, hay EPSRC research fellows ở UK, thì hầu như con đường jobs sau này khá thuận lợi.
Hoai-Tuong NguyenLe Chi Hieu: Đi vào chiều sâu một chút. Theo anh, sự khác biệt giữa phát triển chuyên môn (Professional Development) và phát triển nghề nghiệp (Career Development) là gì?

 Le Chi Hieu Lấy một ví dụ cụ thể:
- Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có chuyên môn là ngành Y và Quân Đội/An Ninh, nhưng phát triển nghề nghiệp thành Political Officer và Leaders.

- Khi tham gia một lớp tập huấn về phát triển nghề nghiệp ở UK, những người rất thành công được mời về nói chuyện và sẻ chia kinh nghiệm trong phát triển nghề nghiệp. Có một case khá thú vị. Một vị tốt nghiêp PhD về Vật Lý, sau khi Tốt nghiệp thì sang làm Director của một Khách sạn Hilton. Sau 5 năm làm Director và quản lý của KS Hilton, chú này nhảy sang làm Management Director của một School of Business and Economics nổi tiếng ở UK. Chú này phát triể nghề nghiệp lên làm Lãnh Đạo và Quản Lý, chứ không tập chung phát triển chuyên môn. Những kiến thức về Engineering (Knowlege and Understanding) chỉ là một mảng trong vô số tri thức và kỹ năng còn lại của một con người thành công: Practicall and transferable skills.

Khi nói tới phát triển nghề nghiệp, thì người ta thường nói tới vị trí cụ thể ở một tổ chức hay công ty mà ứng viên sẽ làm việc và các kiến thức liên quan cần phải có, chứ không chỉ nói riêng về phát triển chuyên môn.

Vừa rồi có một số báo ở VN nói về Võ Tấn Long trở thành một trong những tổng giám đốc đầu tiên của IBM Việt Nam là người Việt. Bbác này tốt nghiệp PhD về Engineering. Xem thêm ở đây: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/62566/cang-lam-nhieu-vi-tri--cang-co-nhieu-co-hoi-phat-trien.html

Một ví dụ nữa là Dr. Bindu N. Lohani (above), who is Vice President of Finance and Administration at the Asian Development Bank, là người tốt nghiệp PhD về Engineering, chứ không phải là người tốt nghiệp về Tài Chính và Ngân Hàng.

Ở Phương Tây, người ta thường luôn tối ưu hóa những gì mình có, ai cũng có điểm mạnh để phát triển, thang giá trị của họ rất thật, thể hiện bằng Tiền bạc kiếm được qua income, Vị trí xã hội và Tước vị (như ở UK: OBE, MBE, Sir). Khi có đích đến là vị trí nào đó rồi, thì nếu vị trí ấy cần kién thức và kỹ năng gì, thì ứng viên phải cố gắng hoàn thiện và phát triển sao cho đạt được kỹ năng và kiến thức tối thiểu, cũng như các yêu cần khác về chính trị. Chính vì thế mà mới sinh ra một số Học vị và Chứng Chỉ Hành Nghề như C.Eng, ACCA, etc... Nếu ai quan tâm tới các post về Accademics ở UK hay hệ thống Common Wealth theo UK, thì có 8 levels cho salary. Mỗi level có một loạt các yêu cầu chuyên môn và kỹ năng cần cho một vị trí nào đó mà ứng viên muốn phát triển nghề nghiệp đạt tới.

Cùng làm ở ĐH ở UK, nhưng ứng viên có thể phát triển nghề nghiệp theo hai hướng sau nếu muốn lên Professors:

- Hướng nghiên cứu: Research assisstent >> Research Associates/Research Fellows >> Readers >> Professors

- Hướng Giảng dạy: Lecturers >> Senior Lecturers >> Professors or Principle Lecturers or Teaching Fellows.

Nói tóm lại, đây là đề tài thú vị và nhạy cảm..hehe. Bàn về cái này thì take time, còn hiều nó thì lại phụ thuộc vào cả về kinh nghiệm sống và làm việc ở nước mà mình sẽ phát triển sự nghiệp. Nhưng nhìn chung, phát triển chuyên môn là một mảng căn bản và nền tảng, nhưng cũng chỉ là một phần trong phát triển nghề nghiệp. Để phát triển sự nghiệp tốt, cần phải có phát triển chuyên môn, nhưng ngoài ra phải phát triển hai kỹ năng quan trọng khác, đó là kỹ năng thực hành và kỹ năng có thể chuyển đổi: Practical and transferable skills.

0 comments: